Sunday, August 19, 2012

TỔNG HỢP KINH TẾ THẾ GIỚI 2 QUÝ ĐẦU NĂM 2012

Từ khóa


[IMG]
TỔNG HỢP KINH TẾ THẾ GIỚI 2 QUÝ ĐẦU NĂM 2012
Nền kinh tế thế giới được xem là rơi vào giai đoạn “u ám nhất” kể từ những ngày khủng hoảng năm 2009. Mỹ thì “loay hoay” lấy lại tốc độ tăng trưởng 3% vào cuối năm 2011, châu Âu thì “vùng vẫy” trong khủng hoảng nợ công. Ngay cả các nền kinh tế BRICs (Brazil,Russia, India, China) được mệnh danh là các “siêu sao” của nền kinh tế thế giới cũng đang đối mặt với sự giảm sút trong tăng trường GDP. Đây có phải là hệ quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa khi “bóng mây u ám” bao phủ toàn thế giới? Tổng quan về các nền kinh tế trụ cột của thế giới giúp chúng ta có được câu trả lời.
1. Kinh tế Mỹ
Sau những dấu hiệu phục hồi kinh tế trong năm 2011 nhờ việc duy trì lãi suất thấp gần 0%, đồng thời, FED cũng đưa ra các gói kích thích cầu bao gồm QE1, QE2 cũng như các chương trình khác nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế cũng như chính phủ Mỹ đưa ra những dự báo tích cực cho tình hình kinh tế Mỹ trong năm 2012. Hai quý của năm 2012 đã trôi qua, chúng ta hãy xem lại những dấu hiệu tích cực đó có xuất hiện như dự đoán hay không nhé?
1.1. Tăng trưởng GDP
+ Quý 1/2012: Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP 3% vào quý 4/2011 (mức cao nhất kể từ quý 2/2010), quý 1/2012 được dự báo là sẽ tăng trưởng 2.5%. Tuy nhiên, con số thực tế chỉ là 2.2%.
+ Quý 2/2012: Tỷ lệ tăng trưởng GDP tiếp tục giảm, chỉ có 1.5%, thấp hơn nhiều so với quý 1/2012. Nguyên nhân chính là chi tiêu của người tiêu dùng thấp và tình hình xuất khẩu không mấy khả quan do các thị trường nước ngoài khó khăn. Tỷ lệ tăng trưởng này được đóng góp bởi sự tiêu dùng trong ngành dịch vụ (0.87%), đầu tư máy móc và công nghệ phần mềm và dự trữ hàng hóa.
+ Theo dự báo của các nhà kinh tế, 2 quý còn lại của năm 2012, kinh tế Mỹ cũng duy trì mức tăng trưởng như quý 2 này, tức là vẫn ở mức thấp 1.5%. Giới phân tích cũng đang kỳ vọng Cục dự trữ liên bang FED có thêm những gói kích thích tăng trưởng trong các kỳ họp sắp tới nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực như những chính sách năm 2011. Việc hỗ trợ của FED không chỉ trở thành động lực quan trọng cho thị trường chứng khoán mà còn là biện pháp giảm nhẹ sự lo lắng của các nhà đầu tư về tình trạng nền kinh tế Mỹ khi chứng kiến sự sụt giảm trong tiêu dùng của người dân.
1.png
1.2. Tỷ lệ thất nghiệp
+ Trong quý 1/2012, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh và đạt mức thấp nhất trong kể từ năm 2010 (8.2%). Mức tăng trưởng GDP tuy thấp cũng không đáng lo ngại, sau khi đạt mức tăng trưởng là 3% vào quý 4/2011. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng theo khảo sát của Conference Board tăng hơn dự đoán là 70.8 điểm và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan cũng tăng lên cao nhất. Đây được xem là một dấu hiệu tích cực cho kinh tế Mỹ.
+ Quý 2/2012: Thất nghiệp duy trì ở mức 8.2%. Hơn hết, lại có thêm một tín hiệu khả quan, các doanh nghiệp nước Mỹ vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong việc tạo việc làm mới , số việc làm mới đã lên đến mức 3.8 triệu, cao nhất kể từ năm 2008 (theo thống kê của bộ lao động Mỹ ngày 07/08/2012). Đây là dấu hiệu khả quan về tình trạng việc làm trong những tháng tới.
Tuy nhiên, với tình hình kinh tế không mấy khả quan, tăng trưởng GDP của Mỹ được dự báo vẫn ở mức thấp so với dự kiến cuối năm 2011 sẽ là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng thất nghiệp. Đó cũng là lý do mà các nhà kinh tế và chuyên gia dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng trong 2 quý còn lại, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp toàn năm 2012 sẽ tăng lên 8.0 - 8.2%, thay vì 7.6-7.8%.
1.3. Chỉ số quản lý sản xuất PMI
Đây là chỉ tiêu đánh giá lòng tin vào kinh doanh. Tuy tốc độ tăng trưởng của Mỹ không cao như dự đoán và kỳ vọng, nhưng nền kinh tế Mỹ được xem là tăng trưởng chậm mà chắc vì chỉ số PMI của Mỹ vẫn nằm ở mức kiểm soát được.Chỉ số sản xuất của Mỹ PMI 58,2% trong tháng 4/2012 lên tới 60,1% trong tháng 5/2012 và có sự thay đổi nhỏ vào tháng 7, đạt mức 49.8 điểm. So với các nước trên thế giới hiện tại mức sụt giảm là rất lớn, chỉ xấp xỉ 40% thôi.
1.4. Hỗ trợ của chính phủ Mỹ và tính hiệu quả
+ Gói hỗ trợ QE2.5 đưa ra một mức lãi suất rất thấp (xấp xỉ 0%) và được duy trì trong một thời gian dài, kết thúc vào tháng 6/2012. Chương trình hỗ trợ này không hiệu quả khi thực tế, hoạt động sản xuất tại Mỹ còn diễn biến xấu hơn khi lao dốc 6 tháng liên tục, lần đầu tiên sau 3 năm.
+ Tuy nhiên, việc tranh luận về vấn đề có nên tiếp tục triển khai QE3 hay không vẫn đang được tranh cãi:
  • Nếu giữ nguyên chương trình QE2.5: Mặc dù không hiệu quả lắm nhưng phù hợp với bối cảnh hiện tại khi tiếp tục xu hướng hạ lãi suất dự trữ, lãi suất chiết khấu và thực hiện chương trình hoán đổi tiền tệ… không làm tăng cung tiền nhưng vẫn hỗ trợ tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, giảm làm phát
  • Nếu triển khai tiếp tục QE3: Thị trường chứng khoán có thêm kỳ vọng nhưng có thể gây ra lạm phát do tăng nguồn cung tiền và làm cho đồng USD giảm giá so với các đồng ngoại tệ khác
2.Khu vực Euro:
Đây là khu vực kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của châu Á. Thị trường châu Âu được xem là nguồn cầu lớn cho các nước ở khu vực châu Á, trong đó có cả nền kinh tế thứ 2 thế giới - Trung Quốc, chiếm 80% GDP của khu vực Đông Á. Khủng hoảng ở châu Âu khiến cho các nước ở khu vực này thắt chặt chi tiêu, giảm nguồn cầu nhập khẩu từ châu Á. Quốc gia nào muốn cân bằng nên kinh tế, duy trì sự tăng trưởng, nhất định phải có biện pháp thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Các nền kinh tế chi phối khu vực châu Âu:
2.png
2.1.Đức: Chiếm 25.9% GDP khu vực Eurozone (01/01/2011)
Đây là nền kinh tế “mở”-đóng góp xuất khẩu vào GDP là khá lớn. Hiện tại, Đức vẫn là nước thứ 3 xuất khẩu, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc
+ Quý 1/2012:
  • Sản lượng công nghiệp Đức tháng 3/2012 tăng 2.8% so với tháng trước
  • Xuất nhập khẩu quý này cũng tăng do nhu cầu của các ngoại quốc về sản phẩm của Đức tăng, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản -> xuất khẩu quý 1/2012 tăng 5.8% -> xuất nhập khẩu ròng tăng 1.7%.
  • Tốc độ tăng trưởng GDP là 0.5%
  • Chi tiêu tăng 0.4%
+ Quý 2/2012:
  • Xuất nhập khẩu chững lại, nền kinh tế dậm chân tại chỗ. Do xuất khẩu là một trong những ngành chiếm tỷ trọng rất lớn của Đức, đến 40% GDP. Theo thống kê quốc gia Đức Destatic, xuất khẩu tháng 5/2012 tăng 4.1% và giảm 1.6% trong tháng 6/2012 do nhu cầu của 16 nước Eurozone còn lại giảm. Không chỉ xuất khẩu giảm, nhập khẩu cũng giảm. Những tưởng nhập khẩu giảm sẽ làm cho cán cân thương mại cân bằng. Nhưng, nhập khẩu giảm đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước cũng giảm theo. Trong khi đó, ngành chế tạo, sản xuất rồi xuất khẩu được xem là ngành xương sống của nước Đức. Có thể nói, cơn bão tài chính của khu vực Euroxone không chỉ tác động đến xuất khẩu mà còn đến nhu cầu trong nước của Đức.
  • Tháng 7/2012, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng “ổn định” sang mức “tiêu cực” cho hệ thống banks của Đức.
Đức có nên chia tay Eurozone?
Đức – thành viên lớn nhất của EUROZONE có nên tiếp tục ở lại khu vực này không? Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nào là mối liên kết với các thành viên khác trong EUROZONE, … Tuy nhiên, các thống kê cho thấy người dân Đức muốn rời khỏi EUROZONE và có khá nhiều nhận định cho rằng “Đức ra đi sẽ tốt cho tất cả”
  • Đức có muốn đi hay không? Theo kết quả của tờ báo bán chạy nhất ở Đức - Bild am Sonntag cho thấy 51% người tham gia khảo sát tin rằng nền kinh tế đất nước họ sẽ tốt hơn nếu rời khỏi Eurozone, chỉ có 29% cho rằng kinh tế sẽ tệ hơn.
  • Đức ra đi sẽ tốt cho tất cả: Vì sao? Thứ nhất, Đức ra đi, Eurozone sẽ không còn sức mạnh về xuất khẩu từ Đức, đồng Euro sẽ giảm giá nhanh chóng nhưng không phải là không còn một chút giá trị. Khi đó, việc ra đi của Hy Lạp cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc một dòng tiền ồ ạt chạy ra khỏi các ngân hàng. Thứ hai, chắc chắn sự ra đi của Đức cũng sẽ không kéo theo nước nào ra đi cả. Nếu một nước theo đó mà ra đi cùng với Đức thì chắc chắn nước này sẽ phải mất lợi thế thương mại từ việc giảm giá đồng Euro. Ngược lại, nếu như Đức không ra đi thì các nước bé khác phải lần lượt rơi vào khủng hoảng nợ, lần lượt chết dần và vĩnh biệt J.
  • +uy nhiên, vấn đề gì cũng có hai mặt. Việc Đức ra đi không hẳn là 100% tốt. Nếu Đức ra đi, một số vấn đề phát sinh mà hiện tại chúng ta không có cách giải quyết như bong bóng BĐS, hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha,…và khi Đức không còn ở EUROZONE nhưng liệu nó có còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và thành công của Eurozone không? Xin thưa, là có. Khi đó, hàng hóa Đức sẽ trở nên vô cùng đắt đỏ trong khi Đức là thị trường cung cấp hàng hóa cho 16 nước thành viên của khu vực này.
Nếu là bạn trong vai trò của những người cầm cân nảy mực quyết định con đường đúng đắn cho khố Eurozone, bạn sẽ chấp nhận thảm họa cận kề của việc sụp đổ và ra đi của các quốc gia bé trong khối Eurozone hay là chấp nhận để Đức ra đi để tạo một nền tảng phát triển vững chắc của khối Eurozone trong tương lai? Các lý do trên đây có vẻ ủng hộ cho việc Đức ra đi. Tuy nhiên, nếu dễ dàng như thế thì có lẽ Đức đã ra đi từ sớm rồi. Thực tế và phân tích nó khác nhau lắm các bạn ạ, việc Đức ra đi chắc chắc sẽ mang đến rất nhiều hệ lụy như:
  • Đồng Euro sẽ giảm giá đồng nghĩa với hàng hóa Đức sẽ trở nên đắt đỏ trong khi Đức là thị trường cung cấp hàng hóa lớn cho Eurozone.
  • Đức là nước lớn tạo nên sự hùng mạnh cho Eurozone. Và liệu Eurozone có giữ vững vị thế là nền kinh tế lớn của thế giới sau khi Đức ra đi? Thôi thì, gửi gắm hi vọng vào các bác khối EURO giải quyết và có những chính sách ổn thỏa nhất vậy :))
2.2.Pháp (Chiếm 19.4% GDP của Eurozone, 1/1/2011)
Lật lại những dự đoán về nền kinh tế Pháp năm 2012 được công bố vào cuối năm 2011, khảo sát vào tháng 12/2011 đã dự báo rằng NỀN KINH TẾ PHÁP ĐƯỢC DỰ BÁO LÀ BI QUAN NHẤT THẾ GIỚI, bi quan hơn cả Ireland và Áo (Nói đến đây thì không thể bỏ qua một được một khía cạnh tốt lành: trong danh sách 51 nước, Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước có triển vọng lạc quan nhất. Mừng quá!!!). Cụ thể, những dự đoán này có đúng hay không?
Pháp - nền kinh tế đứng thứ 2 trong khối EUROZONE – bộc lộ dấu hiệu suy thoái lần thứ 2 trong vòng 3 năm (Pháp thoát khỏi khủng hoảng gần đây nhất là vào mùa xuân năm 2009). Không có những dấu hiệu khả quan trong quý 1/2012 như Đức, kinh tế Pháp sụt giảm với những con số tăng trưởng GDP quý 1/2012 là 0%, quý 2/2012 là -0.1%. Dự đoán đến quý 3/2012 là -0.2% (công bố của Ngân hàng Trung ương Pháp ngày 08/08/2012). Sau đây là các số liệu chứng minh:
+ Nợ của Pháp tương đương với 89.3% GDP (số liệu Insee)
+ Tỷ lệ thất nghiệp: 10% (quý 4/2011: 9.3%, quý 3/2011: 9.5%)
3.png
Nguồn: www.insee.fr
+ Tăng trưởng GDP:
Sau khi thoát khỏi khủng hoảng gần nhất vào mùa Xuân năm 2009, tuy tăng trưởng không đồng đều nhưng cũng đạt mức 1% vào đầu năm 2010 và duy trì ở mức 0.4% các quý trong năm 2011. Đến quý 1/2012, con số này là 0%. Hình vẽ GDP và các yếu tố cấu thành phản ánh tỷ lệ này
4.png
Nguồn: www.insee.fr
+ Chỉ số tiêu dùng: + 01% (số liệu tháng 6/2012 của Insee)
5.png
+ Chỉ số sản xuất:
6.png
CZ: Sản xuất chung: So với cuối năm 2011 thì không tăng không giảm. Nhưng, so với các tháng trong năm 2012, sản xuất tháng 6 giảm nhiều so với các tháng trong quý 1 và 2.
C1: Sản xuất thực phẩm và thức uống: Đây là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất của Pháp, không thay đổi nhiều nhưng có xu hướng giảm kể từ đầu năm 2012.
C3: Sản xuất đồ điện tử
C4: Sản xuất phương tiện: sụt giảm mạnh trong tháng 6 so với tháng 5/2012
C5: Khác
Tóm lại, môi trường kinh doanh Pháp bây giờ được đánh giá là không tốt, giảm từ 95 điểm vào tháng 3/2012 xuống còn 87 điểm vào tháng 7/2012. Cụ thể các lĩnh vực như sau:
7.png
2.3.Hy Lạp (Greece)
Mặc dù Hy Lạp chỉ chiếm 2.7% GDP toàn khu vực EUROzone nhưng nước này được nhắc đến khá nhiều trong các diễn đàn kinh tê châu Âu, báo chí kinh tế bởi lý do không khác ngoài lý do KHỦNG HOẢNG NỢ.
Vậy vì sao Hy Lạp lâm vào khủng hoảng nợ trầm trọng như thế? Nguyên nhân như sau:
+ Từ năm 2001 (khi bắt đầu gia nhập EUROZONE) – 2007: tăng trưởng GDP là gần 5%, cao hơn mức 3% của toàn khu vực nhưng chi tiêu công quá lớn (87% GDP) trong khi nguồn thu ngân sách chỉ có 37% -> Chi > thu hay là bội chi.
+ Năm 2008: khủng hoảng kinh tế khiến cho hầu hết các ngành Hy Lạp bị tê liệt. Chính phủ phải kích thích nền kinh tế -> chi tiêu công tăng -> phát hành trái phiếu -> thâm hụt ngân sách gấp 4 lần so với giới hạn cho phép của các nước thuộc khối EUROZONE nhưng do dối trá trong báo cáo nên không bị phát hiện -> hạng mức tín nhiệm bị đánh tụt.
+ Công nợ quá lớn và chi tiêu cong quá nhiều nên buộc Hy Lạp phải tiếp tục phát hành trái phiếu. Tại thời điểm này, lãi suất trái phiếu Hy Lạp tăng rất cao (như biểu đồ)
8.png
Ngày càng dấn sâu hơn vào thâm hụt ngân sách nhưng EUROZONE không thể để Hy Lạp vỡ nợ vì hệ lụy của sự sụp đổ ngân hàng Hy Lạp và không còn khu vực châu Âu chung vì hiệu ứng Domino. Do đó, châu Âu kiên trì cứu nền kinh tế Hy Lạp trong vòng hơn 2 năm qua từ 2009 – 2011 bằng gói thỏa thuận thứ 1 trị giá 45 tỷ EURO. Tuy nhiên vẫn không thể cải thiện tình hính nợ của Hy Lạp.
+ Quý 1/2012: Euro cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận về gói thứ 2 trị giá 130 tỷ Euro dành cho Hy Lạp. tuy ban đầu mới thông qua được 60 tỷ nhưng cũng giúp Hy Lạp tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ vào ngày 20/03 khi khoản trái phiếu 14.5 tỷ Euro đến hạn thanh toán. Hơn một nửa còn lại sẽ được hỗ trợ nếu Hy Lạp chứng minh họ sẽ tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu như thông qua chính sách tiết kiệm mới bao gồm tăng thuế, giảm trợ cấp, sa thải nhân viên,…
+ Vấn đề là người dân Hy Lạp có muốn rời khỏi Eurozone hay không? Hầu như người dân Hy Lạp muốn “ở lại châu Âu” nhưng phải tuân thủ các cam kết .
Dưới đây là biểu đồ tổng hợp chỉ số PMI của các nước thành viên Eurozone
9.png
3.Nền kinh tế Trung Quốc:
Trung Quốc là quốc gia duy nhất được mong đợi sẽ có sự tăng trưởng khả quan nhất năm 2012. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Khó khăn chung của thị trường toàn cầu kết hợp với những chính sách kiềm chế tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản nội địa khiến đà tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại. Thương mại quốc tế cũng sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng nợ công châu Âu khiến cho thị trường tiêu thụ quốc tế của nước này sụt giảm trong khi tiêu thụ nội địa không thể bù đắp nổi.
-Quý 1/2012: khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cùng với chính sách tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản nội địa khiến cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại. Mức độ tăng trưởng quý 1/2012 chỉ đạt mức 8.1% - mức thấp nhất trong vòng 3 năm lại đây.
-Quý 2/2012: GDP: Tăng trưởng GDP quý 2/2012 của Trung Quốc đạt 7.6%. Đây là tháng thức 6 liên tiêp trong năm 2012, tăng trưởng GDP ngày càng chậm lại. Số liệu này tuy đã giảm nhiều so với dự đoán nhưng bị nghi ngờ là Trung Quốc đã thổi phồng số liệu và thực chất là chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Chỉ số PMI la chỉ số duy nhất cho thấy điểm sáng trong nền kinh tế Trung Quốc. Chỉ số thu mua của Trung Quốc trong 2 quý đều lớn hơn 50 điểm.
Bàn về cán cân thương mại của Trung Quốc: Với lý do là nhà cung cấp chính cho các nước khu vực châu Âu và chây Mỹ nên Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm cầu trong 2 thị trường lớn này. Theo con số cập nhật tháng 6/2012, xuất nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm khá mạnh. Xuất khẩu giảm do nhu cầu nhập khẩu của châu Âu và Mỹ giảm. Còn nhập khẩu thể hiện một khả năng không có lợi là nhu cầu trong nước suy yếu, đồng nghĩa với vấn đề giảm phát trong những tháng tới. Biện pháp liên quan đến chính sách tiền tệ của chính phủ Trung Quốc. Tính đến nay, hoạt động XNK của Trung Quốc đều giảm 20% kể từ năm 2010. Dưới đây là các chính sách tiền tệ của các nước châu Á áp dụng trong năm 2012:
10.png
4.Tóm lại những đặc điểm chính của nền kinh tế Thế giới hiện nay
Chúng ta thường nhắc đến những đặc điểm chung của nền kinh tế trong xã hội hiện nay chính là: Xu thế toàn cầu hóa, Sự nổi lên của nền kinh tế châu Âu và sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia
Lúc nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng như thế này, đặc điểm TOÀN CẦU HÓA đó ngày càng được khẳng định: Nền kinh tế Mỹ và khu vực châu Âu là hai nền kinh tế chủ chốt của Thế giới. Xét ở khía cạnh kinh tế, sự sụt giảm trong tăng trưởng nền kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ châu Âu không chỉ có tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, đời sống người dân chính nước đó mà còn lan rộng đến các nước châu Á. Đây là một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Bằng chứng là các thị trường châu Á (đặc biệt là các nước BRICs) đang cảm nhận một cách rõ rệt những tác động của sự khủng hoảng nợ của châu Âu và sự tăng trưởng yếu của nền kinh tế Mỹ. "Châu Á cuối cùng cũng bị dính vào mớ hỗn độn của châu Âu với thương mại bắt đầu bị thắt chặt. Các dữ liệu mới nhất cho thấy có nhiều hơn nỗi đau đang đến với các thị trường xuất khẩu (của châu Á)".
Và châu Á sẽ ra sao nếu châu Âu sụp đổ? Nền kinh tế thế giới có tiếp tục lao đao? Con voi Trung Quốc có tiếp tục tụt dốc, sự sa sút của châu Âu sẽ rơi vào tình trạng khủng khiếp như thế nào? Các nhà kinh tế đang đưa ra rất nhiều dự đoán, tích cực có, tiêu cực có. Nhưng nền kinh tế thế giới tiếp tục như thế nào thì chỉ còn cách là chờ động thái và chính sách mới của các nền kinh tế lớn mà thôi!!!

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Lazada : Mở chương trình "giá khuynh đảo", giới hạn mỗi người mua tối đa 2 sản phẩm Click xem
  • Adayroi : iPhone 7 lần đầu về giá dưới 15 triệu đồng Click xem
  • Tiki : Giảm 10% cho thẻ tín dụng HSBC Click xem

Bài liên quan


EmoticonEmoticon