Wednesday, July 26, 2023

'Muôn kiếp nhân sinh' 3 của Nguyên Phong: Quay về thay đổi tâm thức chính mình

Những nhân vật độc giả từng gặp gỡ trong Muôn kiếp nhân sinh 1 và 2 sẽ xuất hiện ở tập 3 như thế nào trong kiếp sống luân hồi và nhân quả? Đây là tập sách mới nhất của tác giả Nguyên Phong (GS John Vu) vừa được phát hành.

Thursday, January 13, 2022

Tính năng ẩn thú vị trên iOS 15


Tính năng kéo thả ảnh sang ứng dụng khác, âm thanh nền, quét văn bản... không được bật sẵn trong iOS 15 nhưng hữu dụng với nhiều người dùng.



Theo VNExpress

Năm 2022: Covid-19 không còn là kẻ thù số 1 của kinh tế toàn cầu, rủi ro lớn nhất tới từ đâu?

2022 cũng là năm mà chúng ta có thể tìm hiểu xem liệu kinh tế toàn cầu có thể đủ mạnh để vượt lên với ít sự hỗ trợ của các chính phủ và ngân hàng trung ương hay không. Ngoài ra, lạm phát là sản phẩm phụ của Covid-19 hay là một vấn đề dai dẳng hơn cũng sẽ được quyết định trong năm.


Khi đối mặt với một loạt các khả năng, các nhà dự báo thường chọn lựa ở giữa. Trong số những người mà Bloomberg khảo sát, các chuyên gia đồng thuận rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng đâu đó 4,4% trong năm 2022, thấp hơn 5,8% của năm 2021. Từ năm 2023 trở đi, mức tăng được dự báo là khoảng 3,5%, giống như chưa từng có Covid-19.

Tuy nhiên, có một vấn đề. Chẳng có gì ở nền kinh tế hiện nay "trông có vẻ bình thường". Nếu điều đó vẫn đúng trong 12 tháng tới, các nhà hoạch định chính sách gần như sẽ đều sai.

Về thị trường lao động, có ít nhất 10 triệu việc làm đang tuyển dụng mới ở Mỹ vào cuối năm 2021. Từ giám đốc các nhà hàng, nhà máy tới lãnh đạo doanh nghiệp đều nói rằng họ đang phải vật lộn để có thể có đủ người làm. Tình trạng thiếu lao động xảy ra ở khắp mọi nơi. Đi sâu vào các con số, bạn sẽ thấy ít nhất triệu người Mỹ trưởng thành không việc làm hiện nay đều đã được tuyển dụng thành công kể từ đầu năm 2020.

Mỹ không phải quốc gia duy nhất đang thiếu lao động. Anh có hơn 1 triệu việc làm chưa được lấp đầy vào tháng 11 nhưng lại có thêm ít nhất 600.000 người đứng bên ngoài thị trường lao động so với đầu năm 2020. Họ đang không làm việc ngay cả khi lương tăng lên.

                   Dự báo lạm phát của các quốc gia và vùng lãnh thổ vào cuối năm nay.

Dù là bồi bàn hay tài xế xe tải, công nhân sản xuất chip hay người làm kem, sự không khớp giữa cung và cầu trở thành nét chủ đạo của quá trình phục hồi hậu Covid-19. Đó là di sản của giai đoạn 18 tháng điên rồ, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới sụt giảm 20% trong 6 tháng trước khi phục hồi hoàn toàn trở lại vào giữa năm 2021.

Những người chiến thắng là các hộ gia đình Mỹ. Tài sản của họ tăng vọt nhờ chứng khoán, bất động sản (tức là những hộ đã có sẵn tài sản). Tính chung, người mỹ đã có thêm khoảng 2.600 tỷ USD tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng tính đến giữa năm, một khoản tích lũy bằng 12% tổng GDP.

Trong phần lớn thời gian của năm 2021, các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương khác cảm thấy tự tin khi cho rằng thiếu lao động và tắc nghẽn chuỗi cung ứng là hậu quả ngắn hạn của đại dịch. Nỗi sợ kéo dài đối với Covid-19 và số USD dư thừa trong tài khoản ngân hàng đã khiến nhiều người thất nghiệp không muốn quay trở lại làm việc. Các ngân hàng trung ương giải thích rằng chỉ cần thời gian, những vấn đề này sẽ được giải quyết.

Năm 2021, giá nguyên liệu tăng cao củng cố cho lập luận lạm phát là nhất thời của FED. Tuy nhiên, tới Lễ Tạ ơn, lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ đang ở mức 6,8%, mức cao nhất kể từ khi Ronald Reagan làm tổng thống và gấp khoảng ba lần so với dự báo của Fed vào đầu năm 2021.

Tháng 12, lạm phát tạm thời đã thực sự trở nên đáng quan ngại. FED phát tín hiệu tăng lãi suất và thị trường tin rằng FED sẽ tăng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2022. Ngân hàng trưng ương Anh tin rằng lạm phát sẽ tăng trên 6% trong những tháng tới và đã tiến hành tăng 25 điểm phần trăm lãi suất trong cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2021. Các nhà đầu tư tin rằng Anh có thể tăng lãi suất thêm 4 lần trong năm 2022.

Năm 2022: Covid-19 không còn là kẻ thù số 1 của kinh tế toàn cầu, rủi ro lớn nhất tới từ đâu? - Ảnh 2.

Ngân hàng trung ương châu Âu đã không tăng lãi suất trong hơn một thập kỷ và chủ tịch của nó, bà Christine Lagarde, nói rằng tăng lãi suất không phải lựa chọn của họ trong năm nay. Tuy nhiên, khu vực đồng tiền chung châu Âu, với 19 quốc gia, ít xảy ra lạm phát hơn so với Anh và Mỹ ngay từ đầu. Trong khi đó, phục hồi kinh tế tại châu Âu cũng kém mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, với dữ liệu mới nhất được công bố cho thấy giá tiêu dùng tăng với tốc độ kỷ lục 5% trong năm tính đến tháng 12, ECB có thể phải chịu áp lực tăng lãi suất.

Vì thế, chúng ta biết rằng các ngân hàng trung ương quan trọng nhất của thế giới đều sẽ rút hỗ trợ khỏi nền kinh tế và những ngân hàng khác có lẽ cũng không để mình tụt lại quá xa. Tiến trình của năm 2022 sẽ được định hình bằng việc những chính sách đó nhiều để phục hồi hay quá ít, quá muộn.

Theo cafef.

 


Sunday, November 1, 2020

3 bí mật để tạo sự tự tin và tăng động lực nhanh chóng, số 1 chắc chắn ai cũng biết!

Chờ đến khi sẵn sàng — đó là một trong những hành động nguy hiểm nhất mà bạn có thể làm khi nói đến việc đạt được những gì bạn muốn từ cuộc sống và công việc kinh doanh.


Sự tự tin là sản phẩm phụ trong quá trình đến thành công. May mắn thay, điều đó bạn có thể tự tạo nên.

Dưới đây là ba cách để xây dựng sự tự tin của bạn một cách nhanh chóng để có thể đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn. Nếu bạn đã sẵn sàng thực hiện ba cách đơn giản này, bạn có thể thấy mình đang tạo ra động lực mạnh mẽ theo hướng mong muốn của mình.

1. Xây dựng dựa trên sự chắc chắn

Bạn có thể thấy mình ở ít nhất một trong hai địa điểm này trong hành trình phát triển kinh doanh của mình: đối mặt với một mục tiêu mới hoặc gặp khó khăn trong khi cố gắng đạt được mục tiêu mà bạn đang nỗ lực.

Một trong những lý do khiến sự tự tin của bạn có thể chùn bước trong những tình huống này là do có sự không chắc chắn đến từ việc làm điều gì đó mới khiến bạn không chắc chắn về việc phải làm gì tiếp theo.

Bất cứ khi nào bạn không biết phải làm gì, bạn có thể rơi vào tình trạng tê liệt quyết định.

Dưới đây là cách giải quyết vấn đề đó: Tập trung vào những thứ bạn giỏi và bạn chắc chắn về điều đó. Đây phải là thứ bạn yêu thích hoặc bạn giỏi.

Điều này sẽ tạo ra động lực phù hợp vì bạn không phải chiến đấu trong cuộc chiến nội bộ "nhưng tôi không giỏi việc đó" để mọi thứ tiến triển.


2. Thực hiện hành động

Suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn căng thẳng và cảm thấy bế tắc. Đây là lúc bạn cần nhớ rằng chuyển động tạo ra cảm xúc. Bạn càng đi theo hướng mục tiêu của mình, bạn càng nhanh chóng tìm thấy sự tự tin và động lực.

Sẽ không sao nếu hành động bạn đang thực hiện thậm chí không hoàn hảo. Sự hoàn hảo chỉ đơn giản là sự lãng phí thời gian sẽ khiến bạn bị tụt lại phía sau những người còn lại trong cuộc đua của bạn.

Khi bạn di chuyển, bạn nhận được dữ liệu từ môi trường của mình về những gì đang thực sự hoạt động hoặc không hoạt động. Nếu hành động bạn thực hiện khiến bạn ngày càng xa mục tiêu, bạn có thể nhanh chóng tìm hiểu và điều chỉnh.

Albert Einstein đã nói, "Thất bại là thành công trong tiến trình." Bạn không học được ranh giới, khả năng thích ứng và khả năng làm chủ cấp độ mới từ những chiến thắng liên tục.

Sự trưởng thành đến từ việc sửa chữa những sai lầm một cách tất nhiên, chứ không phải tránh chúng.

Dù việc bạn làm có quan trọng hay không quan trọng, bạn chỉ cần hành động. Bạn thực hiện một hành động càng nhanh, bạn sẽ càng nhanh chóng xây dựng động lực và thấy mình giành được chiến.


3. Học cách chấp nhận sự từ chối

Từ chối không phải là điều dễ dàng đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, không ai tránh khỏi cảm giác bị từ chối. Điều đó nói lên rằng, bạn có thể xây dựng một khả năng chịu đựng mạnh mẽ sẽ khiến bạn nhanh nhẹn, dễ thích nghi và hiểu biết hơn.

Từ chối là một trong những cách bạn có thể phát triển. Nếu bạn không biết mình kém ở điểm nào, bạn sẽ không tìm thấy điểm mình giỏi.

Và nếu bạn không tìm thấy các lĩnh vực có cơ hội phát triển của mình, thì bạn sẽ bị mắc kẹt ở cùng một cấp độ, không biết lý do tại sao không thể tiến lên phía trước.

Bạn thấy đấy, có một quan niệm sai lầm rằng chiến thắng sẽ khiến bạn tự tin. Không đúng. Chiến thắng có thể cho bạn cái nhìn thoáng qua về cảm giác tự tin.

Nhưng sự tự tin thực sự đến từ niềm tin của bạn và sự tin tưởng vào bản thân để vực dậy sau khi điều gì đó đánh gục bạn thì với sự hiểu biết đầy đủ bạn vẫn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Hãy tin rằng bạn sẽ tìm thấy con đường phía trước, ngay cả khi bạn không biết làm thế nào trong thời điểm này. Bởi vì bất kể điều gì, một điều luôn đúng là những thất bại của bạn chỉ đơn giản là yếu tố quyết định đến những chiến thắng vĩ đại hơn.

Cho phép bản thân thất bại để bạn có thể thực hiện hành động giúp bạn gỡ rối và cuối cùng dẫn bạn đến thành công.

Ngọc Khánh

Theo Trí thức trẻ

Saturday, August 10, 2019

Biến bất kỳ ai thành khách hàng


"Biến Bất Kỳ Ai Thành Khách Hàng (Get Cilients Now)": Nếu đã sẵn sàng gia tăng số lượng khách hàng thì Biến bất kỳ ai thành khách hàng chính là cuốn sách mà bạn cần đọc!
Tập trung hướng vào hàng loạt các thủ thuật, công cụ, và chiến lược dễ sử dụng, phù hợp cho mọi hình thức kinh doanh dịch vụ chuyên nghiệp, cuốn sách hữu ích này mang đến cho bạn một chương trình 28 ngày duy nhất đã được kiểm nghiệm giúp cho việc khoanh vùng, định vị, thu hút và giữ khách hàng mới với số lượng lớn hơn nhiều những gì bạn từng mong ước có thể!
Bạn sẽ biết :
• Lựa chọn chiến thuật marketing phù hợp với hoàn cảnh và tính cách.
• Xác định những sai sót trong hoạt động marketing và cách khắc phục.
• Sử dụng các chiến thuật tiếp thị qua Internet - mạng xã hội trực tuyến.
• Thay thế những phương pháp marketing rời rạc, thiếu hiệu quả bằng các chiến lược marketing mới thông qua các mối quan hệ mang lại hiệu quả cao.
• Và còn nhiều điều hơn thế.
Biến bất kỳ ai thành khách hàng sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi, sức ì, tâm lý trì hoãn – những thứ đang cản trở bạn hành động hiệu quả. Bạn sẽ thấy lượng khách hàng tăng theo cấp số nhân và  lợi nhuận cũng vậy!
Mời các bạn đón đọc cuốn sách "Biến Bất Kỳ Ai Thành Khách Hàng (Get Cilients Now) - C. J. Hayden"
Download ebook: https://sachvui.com/download/epub/4260 
https://sachvui.com/download/pdf/4262

Wednesday, June 12, 2019

[Sách hay] Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê


Trong quyển sách Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê, Cal Newport lột trần niềm tin từ trước đến nay rằng ta nên "theo đuổi đam mê."
Niềm tin sáo rỗng này không những sai sót ở chỗ là những đam mê tồn tại sẵn có thường hiếm hoi và không liên quan gì lắm đến việc hầu hết mọi người cuối cùng cũng yêu thích công việc họ làm, mà nó còn có thể gây nguy hiểm, sinh ra cảm giác lo lắng và hiện tượng nhảy việc liên miên.
Sau khi đưa ra dẫn chứng chống lại niềm tin vào đam mê, Newport bắt đầu cuộc hành trình khám phá thực tế là mọi người trở nên yêu thích công việc họ làm như thế nào. Dành thời gian tiếp xúc với những người nông dân trên trang trại, các nhà đầu tư mạo hiểm, những người viết kịch bản, các lập trình viên máy tính hành nghề tự do, và những người cho biết mình tìm thấy cảm giác mãn nguyện từ công việc, Newport phát hiện ra những chiến lược họ đã áp dụng và những cạm bẫy họ đã né tránh trong quá trình phát triển sự nghiệp hấp dẫn của mình.
Anh tiết lộ rằng việc đi tìm một nghề nghiệp phù hợp với một đam mê tồn tại sẵn từ trước là không quan trọng. Đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước.
Nói cách khác, cách bạn làm việc thì quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm.

Link EBOOK:

[Sách hay] Đời Ngắn Đừng Ngủ Dài


“Mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá, đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương. Người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế.”
Bằng những lời chia sẻ thật ngắn gọn, dễ hiểu về những trải nghiệm và suy ngẫm trong đời, Robin Sharma tiếp tục phong cách viết của ông từ cuốn sách Điều vĩ đại đời thường để mang đến cho độc giả những bài viết như lời tâm sự, vừa chân thành vừa sâu sắc.
Linh tải EBOOK:

Tuesday, May 7, 2019

Nghệ Thuật Đàm Phán


Tác giả : Donald J. Trump - Tony Schwartz

D.Trump Nghệ Thuật Đàm Phán
Quyển sách cho chúng ta thấy cách Trump làm việc mỗi ngày - cách ông điều hành công việc kinh doanh và cuộc sống - cũng như cách ông trò chuyện với bạn bè và gia đình, làm ăn với đối thủ, mua thành công những sòng bạc hàng đầu ở thành phố Atlantic, thay đổi bộ mặt của những cao ốc ở thành phố New York... và xây dựng những tòa nhà chọc trời trên thế giới. 
Quyển sách đi sâu vào đầu óc của một doanh nhân xuất sắc và khám phá một cách khoa học chưa từng thấy về cách đàm phán một thương vụ thành công. Đây là một cuốn sách thú vị về đàm phán và kinh doanh – và là một cuốn sách nên đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến đầu tư, bất động sản và thành công.



Đời Đơn Giản Khi Ta Đơn Giản

Ta lớn lên trong một thế giới do não trái định hướng. Não trái thích xác định sự tồn tại của các quy định hiện hành, phù hợp với các quy tắc và chuyên mục đó, nhưng nó không phù hợp với các khả năng mới phát sinh. Bạn không thể biết điều gì sẽ xảy ra, hoặc những cơ hội nào sẽ phát sinh, cho đến khi bạn đến được thời điểm đó. Bạn có thể lên hết kế hoạch này đến kế hoạch khác, nhưng đơn giản không có cách nào để biết mọi việc sẽ ra sao. Chắc chắn, bạn có thể liên tục điều chỉnh kế hoạch dựa trên thay đổi hoàn cảnh... nhưng vậy thì, ý nghĩa của kế hoạch là gì?
Không có kế hoạch nào, chỉ việc thưởng thức những gì đang làm, làm hết sức có thể, và xem chuyện gì phát sinh. Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn khác cách nhiều người vẫn làm. Điều này không có nghĩa là sẽ thiếu động lực để làm hết sức mình – cũng không có nghĩa là bạn giữ thái độ thiếu nhiệt tình với công việc. Mà nó có nghĩa là bạn được thúc đẩy bởi công việc, bạn tận hưởng các hoạt động, chứ không phải được thúc đẩy bởi mục tiêu, điểm đến hoặc kết quả.



Tuesday, April 2, 2019

Nhìn từ cuộc đời Lý Quang Diệu để thấy "Nói tiếng Anh chuẩn" đã thay đổi vận mệnh của cả một đất nước Singapore như thế nào


Ở Singapore, nói Tiếng Anh chuẩn đã thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc.


Biết nói Tiếng Anh là tốt, tuy nhiên có thể vẫn là chưa đủ. Minh chứng là vào tuần trước, clip của một thầy giáo Tây tên Dan Hauer - ‘bóc mẽ’ lỗi phát âm Tiếng Anh của một số giáo viên nổi tiếng tại Việt Nam đã gây một cơn bão trong dư luận tới tận thời điểm này.
Hơn cả thế, clip này cũng trở thành nguồn cơn cho cuộc tranh luận: ‘Liệu người Việt có nhất thiết phải phát âm, nói Tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ?’ Và câu trả lời cho câu hỏi trên có thể tìm thấy không đâu xa mà ở ngay đất nước láng giềng với Việt Nam: Singapore.

Một đoạn dạy phát âm Tiếng Anh gây tranh cãi của Elight
Một đoạn dạy phát âm Tiếng Anh gây tranh cãi của Elight
Thế giới khâm phục đảo quốc nhỏ bé này bằng câu chuyện về một làng chài nghèo vươn mình thành quốc gia hạng nhất, và bằng huyền thoại về ‘người cha lập quốc’ Lý Quang Diệu. Là không sai khi nói sự thành công của cuộc đời cá nhân vị Cố Thủ tướng, cũng như của dân tộc Singapore có nền tảng từ thứ ‘Tiếng Anh chuẩn’ mà họ luôn đeo đuổi.
Tiếng Anh chuẩn mực và một sự nghiệp thành công của Lý Quang Diệu
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu được sinh ra trong một gia đình gốc Hoa gia giáo. Giống như cha và ông mình, Lý Quang Diệu cũng được hưởng nền giáo dục của nước Anh từ thời niên thiếu với việc theo học Học viện Raffles. Chính điều này đã giúp ông sở hữu một thứ Tiếng Anh chuẩn của Anh Quốc.
So với nhiều người dân khác sống tại ‘làng chài Singapore’ thời điểm đó, điều này thật khác biệt. Đế quốc Anh đến đô hộ suốt nhiều chục năm khiến những người dân nơi đây buộc phải nói Tiếng Anh, tuy nhiên đó vẫn là thứ ‘Tiếng Anh bồi’ – Tiếng Anh pha với tiếng Quan Thoại và một chút tiếng Mã Lai.
Lớn lên, việc sở hữu Tiếng Anh chuẩn này hóa ra chính là nền tảng cho rất nhiều thành công của Lý Quang Diệu. Ví dụ, thời kỳ năm 1942 – 1945 là quãng thời gian khó khăn với Singapore, khi mà đế quốc Nhật Bản, với âm mưu thôn tính châu Á, đã tiến vào chiếm đóng hầu hết các quốc gia tại Đông Nam Á.
Thế nhưng, "ông đã sống sót sau những thử thách cam go, nguy hiểm và sợ hãi trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật” – con trai Lý Hiển Long kể về một quãng thời gian khó khăn trong cuộc đời cha mình. Và trong hồi ký của mình, Lý Quang Diệu viết rằng chính nhờ thứ Tiếng Anh chuẩn mực, không bị ‘lơ lớ’ như Tiếng Anh của dân địa phương ở Các khu định cư Eo Biển đã giúp ông sống tốt qua thời kì Nhật chiếm đóng.

Lý Quang Diệu trong một bài diễn thuyết thời kỳ còn đương nhiệm
Lý Quang Diệu trong một bài diễn thuyết thời kỳ còn đương nhiệm
Cũng trong hồi ký của mình, Lý Quang Diệu cho rằng chính hành trang Tiếng Anh chuẩn đã đưa ông đến Đại học Cambridge danh tiếng, cũng như gặt hái được nhiều thành công trên con đường học tập của mình.
Những năm đầu học tại Cambridge, ông giành được nhiều học bổng và sau đó đã giành luôn tấm bằng hạng nhất của nhà trường. Trở lại Anh sau thời kỳ chiến tranh, Lý Quang Diệu tiếp tục theo học luật tại Cambridge rồi chuyển sang học kinh tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn .
Trở về Singapore, Lý Quang Diệu hành nghề luật sư tại hãng luật Laycock và Ong, sau đó mới dần dần bước chân vào con đường chính trị. Với Tiếng Anh chuẩn, chuẩn hơn thứ Singlish mà nhiều người dân Singapore nói, ông thường được những người xung quanh coi là thuộc giới tinh hoa ngay từ lúc mới cất tiếng nói.
Chính điều này đã góp phần tạo nên hình ảnh một Lý Quang Diệu rất nổi bật trong lòng người Singapore. Cho tới khi ông qua đời, người dân ở đảo quốc này vẫn lưu giữ hình ảnh Lý Quang Diệu như một người đàn ông táo bạo, quyết đoán và thẳng thắn, thể hiện qua những bài phát biểu đầy tâm huyết, được nói bằng thứ Tiếng Anh chuẩn chỉnh, trước công chúng.
Nền tảng thành công của cả dân tộc Singapore
Tiếng Anh chuẩn mực không chỉ tạo nên thành công cho một con người. Nó tạo ra sự thành công cho cả một dân tộc.
Trước hết, Singapore có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ của quốc gia này. Cha đẻ của chính sách song ngữ này không ai khác, chính là Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Còn nhớ vào năm 1965, sau khi độc lập từ Anh, dân số Singapore nói nhiều thứ tiếng và ngôn ngữ khác nhau. Đây là kết quả của hệ thống giáo dục thuộc địa ưa thích nói tiếng Anh, nhưng cũng cho phép các trường học dạy bằng tiếng mẹ đẻ.
Chọn Tiếng Anh với chuẩn Anh (British English) làm ngôn ngữ chính, Lý Quang Diệu đã từng yêu cầu cả một trường Đại học dạy bằng tiếng Trung phải chuyển sang dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Theo thời gian, yêu cầu về đào tạo Tiếng Anh tại Singapore được vị Cố thủ tướng nâng lên. Trong cuộc nói chuyện với khoảng 1200 nhà giáo dục và các chuyên gia tại sự kiện ra mắt Học viện Anh ngữ Singapore năm 2013, ông Lý Quang Diệu từng cảnh báo rằng vị thế thông thạo ngoại ngữ hàng đầu khu vực của Singapore sẽ không kéo dài mãi, khi mà các quốc gia khác tại Đông Nam Á đang dần bắt kịp xu hướng sử dụng Tiếng Anh.
Theo ông, điều quan trọng với Singapore lúc này là phải nâng các tiêu chuẩn về nói tiếng Anh ở Singapore lên. Người Singapore nói Tiếng Anh chuẩn hơn có nghĩa là khả năng hội nhập với thế giới, kinh doanh với nhiều quốc gia cũng sẽ tăng lên. “English standards must be raised” - đây là điều vị Cố Thủ tướng nhắc lại nhiều lần trong bài phát biểu của mình.
Tiếng Anh ở Singapore sẽ được thay đổi như thế nào? Lý Quang Diệu đã đặt ra mong muốn rằng Tiếng Anh chuẩn Mỹ (American English) sẽ trở thành ngôn ngữ chính thức tại Singapore như một cách để đất nước này hòa nhập hiệu quả hơn với thế giới.
"Sự thống trị ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông Mỹ có nghĩa rằng người Singapore đang tiếp xúc với tiếng Anh Mỹ hơn. Cuối cùng, tiếng Anh Mỹ rồi sẽ trở thành phiên bản cuối cùng của tiếng Anh, do con số tuyệt đối và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ" - Ông Lý Quang Diệu nói.
Học viện Anh ngữ Singapore nói trên được thành lập ra cũng nhằm mục đích trước hết là giảng dạy Tiếng Anh chuẩn cho người Singapore, sau đó là trở thành trung tâm dạy Tiếng Anh cho toàn châu Á. Cố thủ tướng Lý Quang Diệu luôn cảm thấy rằng Chính phủ Singapore có thể làm gì đó để giúp mọi trẻ em, học sinh Singapore đạt được các tiêu chuẩn nói Tiếng Anh cao hơn.
Như vậy, câu trả lời cho 'có cần phải nói Tiếng Anh chuẩn hay không?' đã phần nào rõ ràng. Nói Tiếng Anh thuần thục là điều tốt, tuy nhiên nói Tiếng Anh chuẩn có thể thay đổi vận mệnh của chính bạn.

Theo Vũ Lê
Trí thức trẻ

Saturday, January 12, 2019

99% trong chúng ta đều đang lãng phí thời gian của chính mình: Sống không mục tiêu, lúc nào cũng sợ hãi, lo lắng


“Cuộc sống không chỉ là đi tìm con người bạn. Cuộc sống còn tạo ra con người bạn.” - George Bernard Shaw.


Tôi từng muốn mọi thứ phải được đảm bảo.
Tôi từng muốn mình có thể biết chắc rằng một khi đã cố làm gì, mình sẽ phải yêu nó và nếu tôi dành trọn thời gian quý giá của mình cho nó, tôi sẽ nhận lại kết quả tốt đẹp.
Tôi không biết phải làm gì với cuộc đời của mình. Tôi đã tin đây là thất bại ngoạn mục của đời tôi vì nếu bây giờ bạn không biết nên làm gì để sống một cuộc đời đáng sống, cuộc đời sẽ trôi qua trước khi bạn có cơ hội làm gì đó ý nghĩa. Đó là những gì ngày xưa tôi vẫn nghĩ.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, phân tích và cố tìm ra một điểm đủ nổi bật ở bản thân, sợ hãi nhận ra có lẽ mình sẽ sống phần đời còn lại trong cảm giác vô dụng, chán chường và luôn là kẻ ngoài cuộc, lặp đi lặp lại một công việc như cách tôi luôn sống cuộc đời nhàm chán của mình: một kẻ thất bại.
Khi bạn ở giữa vô vàn những sự lựa chọn, chịu sức ép từ kỳ vọng của mọi người và sự thiếu kiên nhẫn của chính mình, bạn có thể cảm thấy bất lực.
99% trong chúng ta đều đang lãng phí thời gian của chính mình: Sống không mục tiêu, lúc nào cũng sợ hãi, lo lắng - Ảnh 1.
Bạn sẽ đi về đâu khi bạn chỉ có linh cảm trong khi đầu óc không có bất kỳ ý thức rõ ràng nào để dẫn lối? Nếu chỉ có linh cảm, có lẽ bạn đã đi sai đường.
Thế đi sai đường thì sao? Bạn sẽ lãng phí thời gian trong khi thời gian có hạn. Bạn bè đều đã tiến những bước rất xa. Ai cũng có vẻ hạnh phúc và thành công. Ai cũng thăng tiến, kiếm nhiều tiền hơn, khác biệt và trở nên quan trọng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chẳng là ai, chẳng bao giờ làm được điều gì đặc biệt và tệ nhất là không có định hướng về những thứ quan trọng với cuộc đời mình ngoài hai chữ linh cảm?
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa từng có một tia hy vọng, một mục đích sống, bạn không hiểu nổi “tại sao” mọi người ai cũng nói đến nó?
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không bao giờ quan tâm thứ gì nhiều đến mức trở thành một đam mê để bạn theo đuổi?
Ngồi tìm việc ở một quán café hơn 10 năm về trước, một sự hoảng loạn choán lấy tâm trí và thúc giục tôi phải tìm ra chân lý sống cho chính mình, phải thật nhanh.
Tôi mù quáng trong nỗi sợ hãi không thể tìm ra những thứ tôi cần tìm, điều này càng đẩy việc tìm kiếm của tôi đi vào ngõ cụt.
Tôi đã nghĩ bản thân mình có vấn đề khi không thể chắc chắn, cam chịu đến mức không biết tìm và theo đuổi bất kỳ con đường nào.
Giờ tôi mới nhận ra rằng bản thân mình chẳng có vấn đề gì cả, giai đoạn đó trong cuộc đời tôi cũng vậy. Việc sống trong sự không chắc chắn, luôn tìm kiếm những cơ hội mới không có gì sai trái.
Tôi đã không thể làm nên trò trống gì vì động lực trong tôi chưa đủ lớn và lúc nào tôi cũng đắm chìm suy nghĩ trong sự lo lắng, đánh giá bản thân.
99% trong chúng ta đều đang lãng phí thời gian của chính mình: Sống không mục tiêu, lúc nào cũng sợ hãi, lo lắng - Ảnh 2.
Trở ngại lớn nhất của tôi lúc bấy giờ không phải suy nghĩ mình đang lạc lối mà là suy nghĩ mình không nên cảm thấy lạc lối. Tôi đã nghĩ đáng lẽ lúc đó mình không chỉ phải biết mình muốn làm gì thôi đâu mà còn cần biết mình phải thực hiện chúng như thế nào.
Bởi vì không biết hai điều này, tôi cảm thấy chông chênh và hoàn toàn mất kiểm soát. Làm sao bạn có thể yên tâm khi bạn không thể chắc con đường đó có dẫn đến một kết quả tốt đẹp hơn hay không?
Nếu tôi có thể bước vào quán café Internet ngày xưa và gặp tôi thời trẻ, chắc hẳn cô gái 10 năm trước sẽ không để tâm đến sự xuất hiện của tôi, đắm chìm trong những tìm kiếm điên cuồng của cô ấy. Nhưng nếu tôi bằng cách nào đó gây chú ý được với tôi của thời trẻ, tôi sẽ nói với cô ấy đôi điều có thể, chỉ có thể thôi, giải thoát cô ấy khỏi những lo âu dồn dập và cô ấy sẽ bình tĩnh hơn.
Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu bạn cứ huyễn hoặc mình ngày mai phải làm tốt hơn hôm nay vì niềm tin này bắt nguồn từ sự phản kháng với thực tại - thực tại lại là nơi nắm giữ sức mạnh của bạn.
Nếu bạn tìm kiếm mục đích ở một nơi không thích hợp, rất có thể bạn sẽ bị nhấn chìm trong suy nghĩ mình cần làm điều gì đó lớn lao, có tầm ảnh hưởng với thế giới để định vị những điều quan trọng với bản thân bạn và bước những bước đi đầu tiên để đạt được mục tiêu đó.
Thay vì tìm kiếm một sự đảm bảo rằng ngày mai bạn sẽ làm nên điều ý nghĩa, hãy nhớ rằng hôm nay bạn có thể làm nên điều ý nghĩa. Đó là không lãng phí thời gian vì bạn chưa thấy gánh nặng của việc phải đạt được mục đích. Bạn đang sử dụng tốt thời gian của mình bằng việc bắt đầu (hay tiếp tục) quá trình khám phá ra mục tiêu cho bản thân.
Đơn giản là không có lối tắt cho việc “khám phá mục đích sống” đối với bất kỳ ai. Thay vì hà khắc với chính mình vì chưa vạch ra một con đường rõ ràng, hãy cảm thấy tự hào vì mình đã dám tiến lên một con đường chông gai trong khi bạn có thể dễ dàng tìm ra một con đường bằng phẳng nhưng mòn lối tiến đến… sự bất mãn nào đó.
Sống với con người thật của mình, buông tay với con người bạn muốn trở thành trong tương lai và là mình của thực tại.
99% trong chúng ta đều đang lãng phí thời gian của chính mình: Sống không mục tiêu, lúc nào cũng sợ hãi, lo lắng - Ảnh 3.
Không tồn tại thứ gọi là thời gian phù hợp cho bất kỳ việc gì

“Đừng đợi chờ đến lúc mọi việc đều như ý. Sẽ không bao giờ có sự hoàn hảo. Thách thức, chướng ngại và những điều kiện kém hoàn hảo luôn tồn tại. Vậy đã sao. Hãy bắt đầu từ bây giờ. Với mỗi bước bạn đi, bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ, khéo léo, tự tin và thành công hơn.” - Mark Victor Hansen

Bạn thực sự có thể làm mọi thứ trong quỹ thời gian của chính bạn mà không cần lo lắng bị “tụt lại”. Đôi khi những việc chúng ta nghĩ là “đi chậm” hoặc “đi sai đường” lại giúp chúng ta trưởng thành nhiều nhất.
Chưa hết, theo bạn thì câu chuyện nào sẽ thú vị hơn khi nhớ lại sau hàng chục năm nữa: lựa chọn với những kết quả không thể ngờ, những cú lội ngược dòng ngoạn mục hay lựa chọn với những mốc thời gian cụ thể được tính toán trước, những bước đi có thể dễ dàng dự đoán từ đầu đến cuối?
Cách tốt nhất để tìm cho mình một hướng đi là tin vào trực giác của bản thân thay vì ép mình phải làm những thứ bạn nghĩ mình “nên làm”.

"Thời gian của bạn có hạn, đừng lãng phí nó vào việc sống cuộc đời của người khác. Đừng chùn bước trước giáo điều – đó là kết quả của những võ đoán của người ngoài. Đừng để ý kiến của họ nhấn chìm tiếng nói trong chính con người bạn. Quan trọng nhất là hãy can đảm nghe theo trái tim và trực giác của mình. Chỉ trái tim và trực giác mới hiểu bạn muốn trở thành người như thế nào. Những thứ khác chỉ là thứ yếu.” -  Steve Jobs

Trực giác chính là la bàn tuyệt vời nhất. Ngay cả khi bạn nghĩ mình không thể làm được, nếu bạn đang đi theo trái tim của mình, bạn có thể.
Sẽ có những cơ hội có vẻ hay ho về mặt lý thuyết và giọng nói bé nhỏ, có chút sợ sệt ẩn trong con người bạn nói rằng cuộc đời bạn sẽ trở nên ý nghĩa nếu bạn nắm bắt lấy chúng. Thế nhưng đôi khi những cơ hội tốt nhất lại không phải điều bạn chọn, mà lựa chọn của bạn lại là những cơ hội phù hợp với những điều bạn ưu tiên hơn cả.
Tôi biết điều này nghe có vẻ bất khả thi nhưng đừng bận tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác. Họ có những lý tưởng riêng nhưng họ không hiểu nội tâm của bạn và cũng không có được trực giác của bạn. Người duy nhất có thể đưa ra những quyết định sáng suốt cho bạn không ai khác ngoài bạn. Dù có những lúc nó làm bạn lo âu, cuối cùng bạn vẫn phải cảm ơn chính mình vì đã dũng cảm đi theo tiếng gọi của con tim mình, không phải cái đầu của một ai khác.
99% trong chúng ta đều đang lãng phí thời gian của chính mình: Sống không mục tiêu, lúc nào cũng sợ hãi, lo lắng - Ảnh 4.
Khi đặt ra mục tiêu cho bản thân, không có quyết định nào là sai cả
Có thể bạn nghĩ rằng mình chỉ có một mục tiêu và bạn cần thúc ép mình tìm ra nó. Bạn vẫn có thể nghĩ theo hướng này nếu bạn ổn với việc cảm thấy áp lực và sợ hãi lâu ngày.
Thay vì đặt mục tiêu tìm ra một việc bạn cần làm cho cuộc đời mình, bạn có thể tập trung tìm kiếm một việc bạn muốn thử ngay lúc này, và biết chắc rằng có thể đổi hướng bất cứ lúc nào. Việc thay đổi hướng đi này không có gì đáng xấu hổ. Nó không có nghĩa là bạn thất bại với việc tìm ra mục tiêu của cuộc đời, chỉ là bạn từng có một mục tiêu, và giờ nó thay đổi theo hướng tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa bạn đã đủ dũng cảm để hoàn thiện bản thân, không ngừng đương đầu với những thử thách đôi khi rất đáng sợ để tìm ra những việc mình có thể làm.
Có lẽ đây đã là mục đích sống - sống một cuộc đời có tổn thương, đôi khi thiếu chắc chắn, bạn không bị gò bó trong một lối sống dập khuôn, bị cản bước bởi nhu cầu khẳng định con người và địa vị của bạn với thể giới, tự do bay nhảy vì điều đó khiến bạn thấy an toàn hơn là trói mình vào một vai trò nhất định.
Mười năm trước tôi nhận mình là một kẻ thất bại vì tôi chưa làm được gì có vẻ to tát. Giờ thì tôi đã biết những việc mình làm đều có ý nghĩa, không chỉ vì chúng đã đưa tôi đến ngày hôm nay.
Mọi cột mốc đều quan trọng vì đó là cuộc đời tôi, một cuộc đời ý nghĩa và đáng trân trọng bất kể tôi làm công việc gì. Kỳ lạ là lối tư duy này khiến cuộc đời có ý nghĩa hơn vì điều quan trọng không phải bạn phải  làm gì mà là bạn muốn làm gì. Đó là cách trái tim chỉ đường cho bạn.
Đây chính là ý nghĩa của việc tìm cho mình một hướng đi – đi theo tiếng gọi của trái tim mà không cần một sự đảm bảo và bạn nhận thức được rằng mục tiêu của đời mình không phải cố sống cố chết đạt được một thành quả nào đó mà là học cách nhận ra những điều tốt đẹp ở hiện tại.
Hiện tại không phải cây cầu đưa bạn đến nơi bạn muốn. Đơn giản hiện tại đã là một điểm đến và đây là món quà của bạn: hãy trân trọng hiện tại và trân trọng bản thân vì đã sống cho hiện tại.
(Theo Phương Thảo - Trí thức trẻ)