Wednesday, February 8, 2012

TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CHO 1 CUỘC PHỎNG VẤN

Từ khóa

Lời khuyên trước khi đi phỏng vấn
*******************************************

Bạn đã nộp hồ sơ xin việc của mình cho nhà tuyển dụng và bây giờ là lúc cần phải “mặt đối mặt” với họ để thể hiện những gì bạn đã dày công chuẩn bị trong suốt thời gian qua. Sự chuẩn bị tốt được xem như chìa khóa của thành công, giúp bạn có được một tâm thế vững vàng để có thể vượt qua “vòng” thử thách cam go này một cách nhẹ nhàng.
Nghiên cứu thông tin
 
Truy cập vào các trang web việc làm, các chuyên mục hướng nghiệp, cẩm nang nghề nghiệp trên báo, tạp chí, trên các nguồn tin điện tử,… Nói chung là bất kỳ tài liệu nào mà bạn thấy có ích cho mình trong quá trình xin việc. Các báo cáo tài chính thường niên của các công ty, doanh nghiệp, của cơ quan Lao động – Xã hội trong thư viện cũng là một nguồn tin quan trọng cho bạn. Sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, về cơ quan bạn đang ứng tuyển sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ cho bạn trước nhà tuyển dụng.
 
Tập luyện trước
 
Trước khi bước vào phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng, bạn hãy tập luyện ở nhà với những người thân, bạn bè của mình. Đây là cách rất tốt để luyện cho mình sự dạn dĩ, tự tin, cho thần kinh của bạn thêm vững vàng hơn. Khi tập luyện như thế, bạn sẽ biết được những điểm yếu của mình trong giao tiếp, chẳng hạn như: nói quá nhanh, câu cú dài dòng – lủng củng, hoặc cách nói của bạn không thuyết phục v.v … bạn sẽ biết được mình cần tiết chế chỗ nào, nhấn mạnh chổ nào. Hãy luyện tập nhiều lần, cho đến khi thật trôi chảy mọi thứ, làm sao để không chỉ bạn và người thân của mình đều cảm thấy hài lòng đối với cuộc “phỏng vấn giả” này.
 
Không sợ hãi trước những câu hỏi khó
 
Phỏng vấn xin việc cũng là lúc mà các ứng viên được yêu cầu cung cấp những kinh nghiệm thực tế của họ, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Những câu hỏi được bắt đầu bằng những từ như: “Nói cho tôi biết khi nào….”, “Hãy cho tôi ví dụ về…” Đây là những câu hỏi mang tính thăm dò, cho dù bạn có hay không có kinh nghiệm trong lĩnh vực/ vấn đề ấy cũng hãy trả lời với nhà tuyển dụng một cách thẳng thắn. Không nên vì mình không biết, không có kinh nghiệm mà tỏ ra sợ hãi hay tự ti trước nhà tuyển dụng.
 
Nhớ tên những người phỏng vấn
 
Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng tìm hiểu để biết tên và chức vụ của người (hoặc những người) bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn sắp tới. Hãy yêu cầu người môi giới (nếu bạn tìm việc qua các trung tâm môi giới việc làm) cho bạn biết, hoặc nếu bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty, hãy yêu cầu bộ phận nhân sự cung cấp cho bạn những thông tin này.
 
Hình thức
 
Vẻ ngoài của bạn cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả của cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn là quần áo của mình sạch sẽ và tươm tất. Bạn cần ăn mặt đẹp, lịch sự nhưng không được quá cầu kỳ, đầu tóc gọn gàng, có thể dùng một ít nước hoa nhẹ nhàng nhưng không nên lạm dụng quá nhiều. Với các ứng viên nữ, có thể thêm một số phụ trang nhưng cần phải đơn giản. Nên nhớ, bạn đang đi phỏng vấn xin việc chứ không phải đang đi dự tiệc chiêu đãi. Hình thức bên ngoài của bạn cần toát lên vẻ năng động và gây được ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng.
 
Tạo cảm giác thoải mái
 
Buổi sáng trong ngày đi phỏng vấn, bạn nên tạo cho mình một cảm giác thoải mái: có thể là một bản nhạc yêu thích, một mẫu chuyện vui hoặc đi bộ trong khu vườn của mình….Hít thật sâu, tạo sự phấn chấn cho tinh thần. Trên đường đi, hãy cố gắng mỉm cười với mọi người, nụ cười có tác dụng làm dịu bớt những căng thẳng trong người bạn, giúp bạn có được thiện cảm trong mắt mọi người, nhất là những người ở nơi bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, còn một điều quan trọng khác là không nên để dạ dày rỗng khi đi phỏng vấn. Cho dù có chuẩn bị tốt như thế nào thì bạn cũng không thể tập trung được 100% khi mà bao tử bạn đang réo gọi vì đói.
 
Trong quá trình phỏng vấn
 
• Không nói xấu sếp cũ
• Không ngắt lời người phỏng vấn
• Trả lời câu hỏi người phỏng vấn ngắn gọn nhưng đầy đủ. Tránh những câu trả lời chỉ với từ “Có” hoặc “Không”.
• Biết sử dụng giá trị của đôi mắt. Đôi mắt sẽ thể hiện rất rõ những gì bạn đang nói: sự trung thực, thiện ý của bạn … hãy để cho nhà tuyển dụng thấy được những điều này
• Chuẩn bị các câu hỏi sẽ đặt cho nhà tuyển dụng. Bạn chỉ cần 2 đến 3 câu là đủ. Chủ yếu là về các vấn đề như: công việc sắp tới của bạn, những dự án của công ty mà bạn có thể tham gia, cô hội của bạn ở nơi này như thế nào, … Các vấn về lương bổng, chế độ làm việc chỉ nên được hỏi khi bạn đang ở vòng phỏng vấn cuối trong quá trình xin việc.
• Thức uống: Với những cuộc phỏng vấn dài hơn có thể bạn được mời một loại thức uống nào đó. Hãy chọn nước lọc hoặc cà phê. Đây là những loại thức uống an toàn với hầu hết mọi người.
• Nụ cười – luôn luôn thích hợp trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào. Vì thế, dù có căng thẳng, bạn cũng hãy cố gắng nở nụ cười trong suốt cuộc phỏng vấn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Một cuộc phỏng vấn hoàn hảo
**************************************************
Tất cả công lao khó nhọc bỏ ra để viết bản lý lịch và thư xin việc đã mang lại kết quả. Một công ty đã mời bạn đến phỏng vấn cho vị trí công việc mới. Còn chờ gì nữa, chuẩn bị thôi! 
Lý lịch và thư xin việc của bạn đã cho người sử dụng lao động một hình ảnh chung về khả năng của bạn, bây giờ là lúc cho họ thấy bạn là một người thực sự có thể đáp ứng yêu cầu đầy thách thức của công việc trong công ty.

Phỏng vấn có thể là một thử thách thần kinh đối với bạn. Ðể tránh bị thất thố trong cuộc phỏng vấn, bạn nên dành thời gian chuẩn bị trước khi đến ngày đó.

Ðể bắt đầu, hãy làm một vài nghiên cứu cơ bản về công ty. Tối thiểu thì bạn cũng nên biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty, mục đích hoạt động của công ty, trụ sở và hoạt động tại Việt Nam.

Phần lớn các thông tin này đều có thể tìm thấy trên web của các công ty hoặc trong các tài liệu về quan hệ công cộng và tiếp thị. Tìm các bài báo hoặc tạp chí về công ty trong thư viện. Cuối cùng, hãy hỏi bạn bè hoặc họ hàng nếu họ biết ai đó đang làm việc ở công ty đó mà sẵn sàng cung cấp cho bạn thông tin.

Thử một vài câu hỏi phỏng vấn trước với một người bạn không quen lắm. Làm việc đó với một người lạ hoặc một người không quen biết nhiều sẽ giúp bạn có trước kinh nghiệm phỏng vấn nhiều hơn nếu bạn làm thử với bạn vè hoặc người trong gia đình vì với những người này bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn.

Các câu phỏng vấn điển hình: 
+ Hãy kể về bản thân mình

+ Vì sao anh chị lại xin làm công việc này?

+ Anh chị muốn biết gì về công ty?

+ Vì sao anh chị lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?

+ Vì sao chúng tôi nên tuyển anh chị làm công việc này?

+ Anh chị mô tả về bản thân như thế nào?

+ Những ưu điểm của anh chị là gì?

+ Nhược điểm lớn nhất của anh chị là gì?

+ Anh chị thích loại công việc nào nhất?

+ Anh chị có mối quan tâm nào khác ngoài công việc?

+ Những thành tích nào khiến anh chị hài lòng nhất?

+ Thiếu sót lớn nhất của anh chị trong công việc trước đây là gì?

+ Vì sao anh chị lại thôi việc ở cơ quan cũ?

+ Học vấn và kinh nghiệm của anh chị liên quan thế nào đến công việc này?

+ Mục tiêu nghề nghiệp của anh chị là như thế nào trong năm năm tới

+ Mục tiêu trong cuộc sống của anh chị là gì?

+ Anh chị được trả lương bao nhiêu tại cơ quan cũ?

Biểu hiện bên ngoài rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn. Hãy chú ý giữ quần áo sạch sẽ và được là cẩn thận. Tóc bạn phải được chải và móng tay phải sạch. Khi phỏng vấn, không nên ngồi rũ trên ghế hoặc dựa vào bàn, giật tóc hay nghịch bút một cách bồn chồn hoặc liên tục tránh tiếp xúc bằng mắt với người phỏng vấn bạn.

Trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi, súc tích và chân thành. Không nên đánh giá thấp thành công của mình mà nên làm ngược lại, không phóng đại công việc của bạn đã hoàn thành.

Một ý tưởng hay là bạn nên chuẩn bị sẵn một ít câu hỏi cho người phỏng vấn.

Các câu hỏi thích hợp: 
+ Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này?

+ Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ

+ Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên

+ Xin hãy cho biết văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty

+ Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai

+ Các hoạt động của công ty ở Việt Nam phù hợp thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hãy mang danh sách các câu hỏi đến buổi phỏng vấn. Hãy tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn vào bất kỳ lĩnh vực mở rộng nào mà bạn muốn tìm hiểu.

Người sử dụng lao động muốn gì? 
Công ty tư vấn quốc tế, Watson Wyatt liệt kê sau đây những phẩm chất cần nhất của một nhân viên ngày nay:

+ Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng

+ Gắn bó với nhóm làm việc

+ Thích ứng với thay đổi

+ Có khả năng làm việc dưới áp lực

+ Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng

+ Sẵn sàng chấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả

+ Kinh nghiệm đa văn hoá và khả năng nói nhiều ngôn ngữ

+ Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, các cán bộ lãnh đạo và khách hàng

+ Hiểu biết chiến lược kinh doanh

+ Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng

Thư cám ơn 
Sau bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào bạn cũng nên gửi một thư cảm ơn cho người bạn đã phỏng vấn. Cho dù kết quả phỏng vấn như thế nào, hãy gửi một thư cảm ơn, danh thiếp hoặc thư điện tử ngay lập tức.

Thư cảm ơn nên là một sự bày tỏ ngắn gọn, chân tình biết ơn người phỏng vấn đã dành thời gian tiếp và nếu có thể, nhắc lại quan tâm của bạn về lĩnh vực đó. Một lá thư cảm ơn sẽ làm bạn khác hẳn những ứng cử viên khác, giúp người sử dụng lao động ghi nhận lại một lần nữa những khả năng của bạn và tăng cường quan hệ của bạn trên thị trường việc làm.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Câu hỏi thường gặp đối với sinh viên mới tốt nghiệp
*************************************************************************
Sinh viên mới ra trường ít có kinh nghiệm công tác. Vì vậy, phỏng vấn cũng chứa đựng những nét riêng. Thực tế, với loại đối tượng này, nhà tuyển dụng hay đặt ra một số câu hỏi:

1. Bạn muốn tìm công việc lâu dài hay tạm thời? 
Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có thực sự yêu thích công việc đó không. Cần phải giải thích tại sao bạn cần công việc ấy.

2. Bạn đã tìm được việc làm trong thời gian nghỉ hè như thế nào?
Nhà tuyển dụng thích sinh viên mới tốt nghiệp đã có kinh nghiệm, vì vậy, cách trả lời của bạn phải thể hiện được tính chủ động, ý thức sáng tạo và linh hoạt.

3. Bạn đã học được những gì ở trường để có thể vận dụng vào thực tế?
Hãy giải thích với nhà tuyển dụng rằng bạn đã rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm từ sách vở, báo chí và thực tế công việc.
4. Nhà tuyển dụng có cần xem xét bảng điểm của người xin việc hay không? Nếu kết quả học tập tốt, hãy trả lời có, còn nếu bảng điểm ở mức độ trung bình, bạn nên gợi ý nhà tuyển dụng xét thêm những yếu tố khác như: Thái độ, năng lực và khả năng nắm bắt công việc thực tế.
5. Chúng tôi đã từng tuyển người học cùng trường với bạn, nhưng họ làm việc không hiệu quả, bạn khác gì họ? Có thể hỏi nhà tuyển dụng đã xảy ra chuyện gì với những người đến làm việc trước bạn, để biết nguyên nhân và chứng tỏ bạn có những điểm không giống người đó.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
9 điều “tối kỵ” trong phỏng vấn
***********************************************
1. "Công ty của Ông/Bà làm gì?" 

Hãy đặt các câu hỏi thể hiện sự hiểu biết và sự nhiệt tình của bạn nếu được nhận vào công ty, không nên đưa ra các câu hỏi mà bạn đã biết trước câu trả lời hay các thông tin đã có sẵn trên webiste hoặc báo cáo hàng năm.
2. "Tôi rất linh hoạt đối với các yêu cầu về lương bổng" 

Đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong phỏng vấn. Dĩ nhiên, bạn muốn biết công ty sẽ trả cho bạn bao nhiêu và người phỏng vấn cũng muốn biết mức lương nào bạn cảm thấy hài lòng. Đây là một cuộc thương lượng, không phải ván bài. Khi buộc phải nói ra mức lương mong muốn, bạn nên chuẩn bị sẵn một phạm vi lương mang tính khái quát như: “ Tôi đang tìm kiếm một mức lương trong khoảng từ 3.000.000 đến 5.000.0000” 

Đừng bao giờ tỏ ra linh hoạt khi bạn không chắn chắn về điều này. Nếu lo sợ yêu cầu về lương của bạn quá cao so với công việc, bạn cần suy nghĩ thận trọng xem có thể chấp nhận mức lương thấp hơn là bao nhiêu. Đừng vội từ bỏ ý muốn mà nên thành thật tự hỏi chính mình về giá trị thực sự của bạn. Hãy tìm hiểu về mức lương của các công việc tương tự trong các công ty khác. Nếu mức lương đề nghị của công ty quá thấp, bạn có thể thương lượng với nhà tuyển dụng. 

3. Đừng bao giờ sử dụng tiếng lóng 

Cách nói chuyện “quá thận mật” không được khuyến khích trong cuộc phỏng vấn. Sử dụng tiếng lóng sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. Bạn có thể ăn nói một cách lưu loát, thông minh và tự tin, tuy nhiên đừng bao giờ quá suồng sã hay thân mật. 

4. "Công ty trước thưởng cho tôi 10.000.000/năm." 

Đừng bao giờ nói dối!! Bạn sẽ hối hận về điều này khi bị phát hiện ra đấy. Người phỏng vấn biết rằng bạn có thể nâng giá trị của mình lên một chút, tuy nhiên đừng bao giờ vượt quá giới hạn . 

5. "5 năm tới, tôi thấy mình đang ngồi trên một chiếc tàu du lịch vòng quanh thế giới” 

Thậm chí, nếu bạn không có kế hoạch gắn bó lâu dài với công ty, hãy nói những điều thể hiện sự tận tậm với công việc và công ty. Hãy sử dụng các câu hỏi tu từ. 5 năm tới biết đâu, bạn vẫn làm việc tại công ty này? 

6. "Xin lỗi, tôi không biết làm công việc này." 

Nếu bạn không có kỹ năng cụ thể cho công việc nào đó, hãy nhấn mạnh rằng bạn là người học hỏi rất nhanh và rất sẵn sàng để đạt được các kỹ năng mới. Hầu hết các công ty thích thuê các nhân viên nhiệt tình, nhanh nhẹn để huấn luyện hơn là những người có kỹ năng nhưng lại không thích học hỏi. 

7. "Như ông/ba thất đấy, tôi vừa trải qua một cuộc đổ vỡ trong hôn nhân." 

Thậm chí nếu người phỏng vấn đề cập đến các vấn đề cá nhân, bạn cũng nên khéo léo từ chối. Bạn có thể nghĩ bạn là người cởi mở và thành thật, nhưng thực sự bạn đang vô tình thể hiện mình là người không chuyên nghiệp, thiếu tập trung và bất kính. Hãy luôn giữ cung cách lịch sự và trang trọng trong cuộc phỏng vấn. 

8. "Công ty có thể làm gì cho tôi?" 

Nhà tuyển dụng không thích các ứng viên kiêu căng và tự kỷ. Họ muốn biết vì sao họ nên chọn bạn. Hãy nhấn mạnh đến các đóng góp mà bạn có thể mang lại cho công ty. Đừng hỏi một cách thẳng thừng về việc tăng lương, tiền thưởng hay cơ hội thăng tiến. 
Luôn ghi nhớ rằng bạn là người được phỏng vấn, vì thế khi đạt câu hỏi với nhà tuyển dụng, đừng bao giờ tỏ thái độ “người trên” . 

9. "Tôi rời bỏ công việc trước đây vì người chủ quá ngu ngốc " 

Phê phán người chủ trước là điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn. Thậm chí nếu công ty cũ có thực sự là địa ngục, bạn cũng chỉ nên trình bày rằng “Tôi đang tìm kiếm một công việc khác nhiều trách nhiệm hơn cũng như các cơ hội thăng tiến…” 

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Lazada : Mở chương trình "giá khuynh đảo", giới hạn mỗi người mua tối đa 2 sản phẩm Click xem
  • Adayroi : iPhone 7 lần đầu về giá dưới 15 triệu đồng Click xem
  • Tiki : Giảm 10% cho thẻ tín dụng HSBC Click xem

Bài liên quan

1 comments so far

Rất bổ ích cho những bạn đang chuẩn bị phỏng vấn xin việc đấy!^^


EmoticonEmoticon